Nhiên liệu tổng hợp có đủ sức thay thế nhiên liệu hóa thạch?
Nhiên liệu tổng hợp có nhiều lợi thế so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng để hoàn toàn thay thế được thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài.
Đặt trọn “tình yêu” vào xe hybrid, tương lai nào cho nền công nghiệp xe điện Nhật Bản trong cuộc đua đang ngày càng khốc liệt?
Trong khi Trung Quốc nổi lên như một cường quốc mới, Nhật Bản - đất nước từng được xem là cái nôi tiên phong về đổi mới và công nghệ - đang cảm thấy bị tụt lại phía sau trong cuộc đua xe điện khốc liệt.
Theo báo cáo dữ liệu gần đây của MarkLines, doanh số bán hàng của các nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản như Toyota, Nissan, Honda, Mazda, Mitsubishi và Subaru tại Trung Quốc đã giảm 19.8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là bằng chứng cho thấy các thương hiệu Nhật Bản đang tụt hậu trong cuộc đua xe điện. Theo trang EV-volumes, ô tô Nhật Bản chiếm chưa đến 5% lượng xe điện chạy pin được bán trên toàn cầu trong năm 2022.
Lý do đầu tiên là vì tình yêu của đất nước này đối với xe hybrid xăng-điện. Họ bán rất ít xe chạy bằng pin điện (BEV) hay plug-in hybrid (PHEV).
Nhật Bản đang chiếm lĩnh thị trường toàn cầu về thế hệ xe hybrid hiện đại, họ cũng đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ. Do đó, quốc gia này hy vọng sẽ gặt hái đầy đủ lợi ích từ các khoản đầu tư khổng lồ vào xe hybrid nhanh nhất có thể trước khi chuyển trọng tâm sang xe điện.
Bên cạnh đó, theo IDTechEx, doanh số bán xe hybrid xăng-điện có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng cho đến năm 2027. Vậy nên các nhà sản xuất ô tô tập trung vào công nghệ hybrid như Toyota và Nissan không muốn đánh mất cơ hội kinh doanh này.
Nguyên nhân thứ hai là do các khoản trợ cấp từ chính phủ. Chính phủ Trung Quốc, châu Âu và Mỹ đã công bố trợ cấp cho xe điện như một phần trong chính sách khí hậu của nước họ. Còn tại Nhật Bản, các nhà sản xuất xe điện có ít ưu đãi hơn vì nhiều khoản trợ cấp là dành cho các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu. Ngoài ra, so với Hàn Quốc thì Nhật Bản chỉ có khoảng 1/4 số trạm sạc công cộng.
Mặc dù chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu bán 100% xe điện vào năm 2035, con số này trên thực tế cũng bao gồm cả xe hybrid. Hiện tại họ vẫn xem xe hybrid là một công nghệ quan trọng và không có ý định cấm cản, khác với trường hợp của bang California (Mỹ) hay Anh.
Lý do thứ ba là vì Nhật Bản không quá tin vào vai trò của xe điện trong việc giảm thải carbon, trong khi các nhà khoa học cho rằng sự chuyển đổi từ phương tiện chạy bằng khí đốt là giải pháp quan trọng để chống biến đổi khí hậu.
Một nghiên cứu gần đây của nhóm môi trường Greenspace cho thấy, Toyota, Honda và Nissan xếp hạng thấp nhất trong số 10 công ty ô tô hàng đầu toàn cầu về nỗ lực giảm lượng khí thải carbon.
Trong đó, sự dè chừng của Toyota - nhà sản xuất ô tô hàng đầu mang tính biểu tượng cho toàn bộ ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản - đối với xe điện cũng là một nguyên nhân cốt yếu khiến nước này “dậm chân tại chỗ” trong cuộc đua xe điện.
Theo một bài báo trên Financial Times, Toyota cho rằng không thể nào mà tất cả quốc gia trên thế giới đều có thể đáp ứng nhu cầu về điện và chi phí của xe điện. Do đó, công ty muốn tiếp tục đặt cược vào các mô hình hybrid của mình. Tuy nhiên, gần đây có vẻ như hãng đã bắt đầu thay đổi quan điểm và đang cố gắng thu hẹp khoảng cách với các đối thủ.
Một nguyên nhân khác đến từ ngành công nghiệp phụ tùng ô tô của Nhật Bản. Xe điện vốn cần ít linh kiện hơn, và việc sản xuất cũng đơn giản hơn. Nếu Nhật Bản chuyển hoàn toàn sang xe điện thì có nguy cơ sẽ phá hủy toàn bộ hệ sinh thái các nhà cung cấp phụ tùng của nước này.
Cuối cùng, Nhật Bản phụ thuộc vào Trung Quốc về các khoáng chất quan trọng (lithium và coban) được sử dụng trong sản xuất linh kiện xe điện. Họ muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, vậy nên cả chính phủ Nhật Bản và các nhà sản xuất hàng đầu đang khám phá các công nghệ mới để chiết xuất các khoáng chất này từ bùn biển sâu. Họ cần thêm thời gian để tìm ra các giải pháp thay thế.
Trong khi Trung Quốc đang chiếm 25% doanh số xe điện hoặc xe plug-in hybrid, việc thiếu xe điện khiến Nhật Bản mất đi phần lớn doanh thu. Thị trường ô tô vốn đã sa lầy bởi đại dịch giờ đây lại “đìu hiu” hơn vì nước này không thể theo kịp nhu cầu của khách hàng, dẫn tới mất thị phần đáng kể.
Sản xuất ô tô chiếm gần 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản, vậy nên theo một báo cáo của Climate Group, nước này có nguy cơ sụt giảm GDP nếu không chuyển sang sản xuất xe điện. Ngoài ra còn có thể dẫn tới mất việc làm hàng loạt trong nước.
Kuniharu Tanabe, giám đốc bộ phận công nghiệp ô tô Nhật Bản cho biết: “Xe điện đắt đỏ và nguồn lực thì có hạn.”
“Công nghệ hybrid có giá cả phải chăng và tiết kiệm khí thải đáng kể”, ông nói thêm. Trước mắt vẫn còn phải đợi xem liệu chiến lược ưu tiên xe hybrid của quốc gia này có được “đền đáp” hay không.
Mặc dù Nhật Bản xuất phát chậm hơn trong việc đáp ứng nhu cầu xe điện của người dùng, nhưng họ cũng đang dần bắt kịp đường đua. Chính phủ nước này cũng dự định sẽ tăng số lượng trạm sạc từ 30,000 lên 150,000 vào năm 2030.
Năm 2022, Nhật Bản đã dành 331.6 tỷ yên (2.5 tỷ USD) để phát triển vật liệu cho nam châm và pin, với mục đích là giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguyên tố đất hiếm và lithium. Sẽ rất thú vị để chúng ta chứng kiến xem liệu Nhật Bản có đưa ra nhiều hơn những chính sách như vậy và từ từ nắm lấy thị trường xe điện trong tương lai hay không.
Nhiên liệu tổng hợp có nhiều lợi thế so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng để hoàn toàn thay thế được thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài.
Hầu hết các động cơ thông thường chỉ được lắp đặt một bướm ga. Tuy nhiên với hệ thống ITB, con số có thể nhiều hơn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.