10 ưu - nhược điểm của xe điện có thể bạn chưa biết!
Chúng ta đều biết xe điện có khả năng tăng tốc bỏ xa các mẫu xe động cơ đốt trong truyền thống nhưng lại không tạo ra được âm thanh phấn khích khi lái.
Nếu chuẩn bị sở hữu một mẫu xe điện, điều đầu tiên chúng ta cần học là cách sạc. Bài viết này sẽ phần nào giải đáp thắc mắc cho những chủ xe lần đầu sở hữu EV.
Việc đã hay chuẩn bị sở hữu một mẫu xe điện hào nhoáng với những người xung quanh nhưng lại thân thiện với môi trường là một cột mốc rất đáng nhớ.
Giả sử bạn từng đọc một bài viết hướng dẫn cách sạc xe điện, không có gì đảm bảo bài viết đó giúp bạn có thêm động lực để sở hữu một chiếc xe như vậy. Bởi vì việc sạc một chiếc xe điện không đơn giản như đổ xăng cho các mẫu xe động cơ đốt trong.
Rõ ràng là việc chuyển đổi từ một mẫu xe xăng hoặc diesel sang xe điện đồng nghĩa với việc chúng ta phải làm quen với nhiều thay đổi. Một trong những điều cơ bản nhất chính là cách nạp năng lượng cho chiếc xe đó. Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách đơn giản hóa quy trình nạp nhiên liệu mới này.
Nói một cách ngắn gọn, chúng ta sạc xe điện bằng cách cắm dây sạc vào ổ sạc dành cho xe điện. Tuy nhiên, hãy đi vào các trường hợp một cách cụ thể hơn.
Nếu sở hữu garage tại nhà, nhiều khả năng hầu hết các chủ xe sẽ lựa chọn giải pháp sạc ở đó. Lựa chọn này có nhiều ưu điểm như sự tiện nghi (không cần xếp hàng chờ đợi ở trạm sạc), và chi phí thường rẻ hơn so với sử dụng sạc công cộng, ngay cả trong thời điểm giá cả leo thang hiện tại.
Hầu hết chủ xe đều ưu tiên lựa chọn bộ sạc tại nhà – thường được gọi là wallbox – bởi chúng có thể lắp đặt cả ở ngoài trời và có tốc độ sạc nhanh hơn so với các ổ cắm ba chân thông thường. Những bộ sạc thông thường đem đến công suất sạc lên tới 11kW, nhưng điều này còn phụ thuộc vào bộ sạc được chọn cũng như khả năng chịu tải của hệ thống điện trong nhà.
Thao tác sạc cho xe cũng rất đơn giản. Chủ xe chỉ cần mở nắp đậy và cắm dây sạc vào ổ sạc. Một số hệ thống sạc hiện đại cho phép chủ xe sử dụng phần mềm trên điện thoại để cài đặt chu trình sạc, và nó thực sự tiện lợi. Tuy vậy, dù có sử dụng phần mềm hay không, hầu hết các mẫu xe đều hiển thị thời gian sạc trên bảng đồng hồ.
Đây là một nỗi lo lắng có cơ sở nhưng lại không thực sự hợp lý. Các ổ cắm sạc xe điện đều được trang bị cơ chế khóa, vậy nên nếu chủ xe đã cắm sạc rồi khóa xe lại, dây sạc sẽ được khóa ở đúng vị trí. Vì vậy, những kẻ phá phách sẽ không thể tùy tiện rút sạc của người khác.
Trong trường hợp này, chủ xe bắt buộc phải tìm các trụ sạc công cộng để nạp năng lượng cho xe. Vì vậy, khi sở hữu một mẫu xe điện, chủ phương tiện nên chủ động tìm kiếm các điểm sạc quanh những khu vực hay lui tới. Một số mẫu xe điện hiện đại đã được tích hợp khả năng tự tìm trụ sạc gần nhất thông qua định vị vệ tinh.
Nếu may mắn làm việc ở những nơi có hệ thống trụ sạc ở bãi đỗ xe, chủ xe có thể sạc xe tại chỗ đỗ trong thời gian làm việc và trở về nhà với gói pin đã được nạp đầy.
Tuy nhiên, nếu sắp phải di chuyển trên những cung đường xa, chủ xe nên tìm kiếm một số trụ sạc nhanh để đáp ứng nhu cầu nạp điện. Các trụ sạc này thường được gọi là rapid charger hoặc fast, ultra-fast charger, và về cơ bản chúng không có gì khác biệt.
Cụm từ sạc nhanh dùng để nói về những hệ thống sạc phục vụ mục đích nạp đầy điện cho pin nhanh nhất có thể. Công suất sạc có thể dao động trong khoảng 50kW tới 350kW với dòng điện một chiều, còn dòng xoay chiều vẫn thường sử dụng cho các thiết bị điện khác như lò nướng hay tủ lạnh sẽ đem đến tốc độ sạc chậm hơn.
Câu trả lời đơn giản là “không có con số cụ thể”. Nói một cách rõ ràng hơn là thời gian sạc phụ thuộc vào loại sạc được sử dụng, cũng như dòng điện đầu vào tối đa mà xe có thể đáp ứng. Nếu sử dụng hệ thống sạc tại nhà, việc sạc đầy xe thường sẽ mất nhiều tiếng đồng hồ. Hầu hết chủ xe điện chọn cách sạc qua đêm để không mất thời gian chờ đợi.
Tuy nhiên, nếu sử dụng trạm sạc nhanh công cộng, khoảng thời gian sạc này có thể được rút ngắn xuống chỉ còn nửa giờ. Một lưu ý quan trọng là xe điện thường sạc nhanh cho tới khi pin đạt ngưỡng 80%, sau đó tốc độ sạc sẽ giảm đi đáng kể. Đây là cơ chế sạc tối ưu được các hãng lựa chọn để bảo vệ chất lượng và tuổi thọ của pin.
Cấp độ sạc | Cấp 1 | Cấp 2 | Cấp 3 (Sạc nhanh DC) |
---|---|---|---|
Chuẩn kết nối | Ổ cắm J1772 | Ổ cắm J1772 | Ổ cắm CCS Ổ cắm CHAdeMO Ổ cắm Tesla |
Điện áp | 120V AC | 208 – 240V AC | 400 – 1,000V DC |
Công suất sạc (thông thường) | 1kW | 7 – 19kW | 50 – 350kW |
Thời gian sạc cho xe PHEV từ 0% (ước tính) | 5 – 6 tiếng | 1 – 2 tiếng | Không có thông số |
Thời gian sạc cho xe BEV từ 0% (ước tính) | 40 – 50 tiếng | 4 – 10 tiếng | 20 phút – 1 tiếng |
Quãng đường đi được sau 1 giờ sạc (ước tính) | 3.2 – 8 km | 16 – 32 km | 290 – 386 km |
Địa điểm phổ biến | Tại nhà | Tại nhà, công sở và địa điểm công cộng | Địa điểm công cộng |
May mắn thay, câu trả lời là không. Vài năm trước có nhiều đầu cắm cũng như ổ cắm xe điện trên thị trường. Tuy nhiên giờ đây chuẩn CCS đã gần như là tiêu chuẩn chung trên toàn cầu đối với những mẫu xe điện mới sản xuất.
Ổ cắm CCS thông thường dành cho sạc chậm; một ổ cắm CCS đầy pin sẽ bổ sung thêm một số chân sạc giúp hỗ trợ sạc nhanh khi chủ xe muốn tiết kiệm thời gian dừng nghỉ trên cao tốc.
Tất nhiên là chủ xe vẫn có thể sạc cho xe sử dụng ổ cắm hai hoặc ba chân thông thường trong gia đình nếu muốn. Tuy nhiên đây không phải là một lựa chọn tốt bởi những ổ cắm đó thường không được thiết kế để chịu mức tải lớn trong một khoảng thời gian dài như vậy.
Chủ xe cũng cần lưu ý rằng trên xe sẽ không có ổ cắm ba chân, việc nạp điện cho xe sẽ cần đến dây sạc với đầu sạc hai hoặc ba chân và đầu còn lại chuẩn CCS. Hầu hết các mẫu xe điện mới sẽ được trang bị loại dây này, nhưng không phải tất cả.
Một lần nữa, câu trả lời là “không có con số cụ thể”. Thông thường thì sạc tại nhà sẽ là phương pháp kinh tế nhất. Nếu chủ xe chọn sạc xe vào buổi đêm thì có thể tiết kiệm được thêm một khoản tiền nữa vì ở nhiều nơi, giá điện vào buổi đêm thường rẻ hơn do nhu cầu sử dụng thấp.
Sạc điện tại các trụ sạc công cộng sẽ có chi phí cao hơn. Nguyên nhân là vì nhà cung cấp sẽ cần kiếm lợi nhuận và khách hàng cũng cần trả nhiều tiền hơn để tận dụng được công nghệ sạc nhanh.
Một số nhà cung cấp có dịch vụ đăng ký gói dài hạn, từ đó chủ xe điện cũng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí so với việc thanh toán mỗi lần sử dụng sạc.
Chúng ta đều biết xe điện có khả năng tăng tốc bỏ xa các mẫu xe động cơ đốt trong truyền thống nhưng lại không tạo ra được âm thanh phấn khích khi lái.
Trong khi SK On phát triển loại pin mới với mật độ năng lượng cao hơn cùng độ bền cải thiện, Samsung lại chuẩn bị cho tương lai với công nghệ pin thể rắn.
Có vẻ như là bất kể các tay đua F1 nào (ngoài “cụ” Fernando Alonso ra) rồi cũng sẽ bị thay thế bởi một tài năng trẻ tuổi với mức lương thấp hơn mình mà thôi.
Tay đua mô phỏng - một người quan trọng về thiết lập xe để đưa ra phản hồi cho các kỹ sư và tay đua, thực hiện những công việc gì để có những phản hồi đó tại F1
Việc phải cạnh tranh với một tay đua tầm cỡ như Max Verstappen là một thử thách vô cùng lớn.
Sau những vấn đề về cánh linh hoạt, giới chuyên môn đã đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế những bất cập về mặt quy định của FIA.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.