Nhiên liệu tổng hợp có đủ sức thay thế nhiên liệu hóa thạch?
Nhiên liệu tổng hợp có nhiều lợi thế so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng để hoàn toàn thay thế được thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài.
Hầu hết chúng ta đều hiểu rõ về những ưu và nhược điểm của động cơ đốt trong, tuy nhiên việc loại bỏ hoàn toàn loại động cơ này thì vẫn không hề đơn giản.
Có thể nói, động cơ đốt trong là loại động cơ có đóng góp lớn nhất trong cuộc sống của chúng ta. Chúng cho thấy sự an toàn, ổn định, thậm chí một vài động cơ còn đem lại những cảm xúc cho người sử dụng.
Dù vậy, điểm yếu chí mạng của động cơ đốt trong là gây hại cho môi trường. Cũng chính vì điều này mà đa số mọi người đều coi động cơ đốt trong là xấu và cần phải loại bỏ.
Vậy câu hỏi là, với những lý do về môi trường thì chúng ta có nên loại bỏ hoàn toàn động cơ đốt trong hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, hiện có 3 giả thuyết được đưa ra về tương lai của động cơ đốt trong. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Giả thuyết đầu tiên là việc động cơ đốt trong sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Mặc dù nghe qua thì rất có triển vọng (vì vừa giải được bài toán môi trường, trong khi thế giới cũng đã có nhiều tiến bộ trong việc chế tạo pin), thế nhưng hướng đi này vẫn còn tồn tại rất nhiều nhược điểm.
Đầu tiên cần phải khẳng định rằng những động cơ điện hiện nay vẫn được cho là không bền bỉ bằng động cơ đốt trong. Tiếp theo, động cơ điện vẫn chưa giải quyết được thách thức về phạm vi di chuyển.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với xe điện cũng là một bài toán chưa có lời giải ở nhiều quốc gia. Hay chỉ đơn giản là trong suốt quá trình sản xuất, sử dụng và tái chế xe điện, tổng lượng carbon thải ra môi trường chưa chắc ít hơn so với động cơ đốt trong.
Đó mới chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều lý do giải thích cho việc động cơ đốt trong cho thấy mình vẫn chiếm ưu thế.
Giả thuyết thứ hai là song song với việc điện khí hóa, chúng ta vẫn tiếp tục phát triển ra những loại nhiên liệu mới đủ sức thay thế cho xăng dầu, nhưng vẫn hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Hướng đi này phần nào khắc phục được những nhược điểm của giả thuyết thứ nhất, và được cho là dễ xảy ra nhất trong tương lai gần. Vậy những sản phẩm nhiên liệu nào được cho là đủ sức thay thế những nhiên liệu phổ biến hiện nay?
Đầu tiên là hydro. Ưu điểm của chúng là chỉ thải ra nước, vì vậy chắc chắn rất thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, loại nhiên liệu này lại có tỷ trọng cực kỳ thấp và cần được bảo quản ở áp suất rất lớn. Đó là còn chưa kể đến việc liệu chúng có an toàn nếu chẳng may chiếc xe bị tai nạn. Thế nên, việc phổ biến loại nhiên liệu này đến nay vẫn còn rất dè dặt.
Vậy nhiên liệu hydrocarbon tái tạo thì sao? Đây cũng là một giải pháp cực kỳ có triển vọng, đồng thời cũng là các dạng nhiên liệu thân thiện với môi trường.
Bằng chứng là việc nhiều quốc gia đã sử dụng loại nhiên liệu này trong phát triển xăng sinh học (như xăng E5, E10, E85…). Tuy nhiên, chúng không phải là không có nhược điểm. Cụ thể, để có thể sản xuất được loại nhiên liệu này, chúng ta cần phải chuyển đổi từ trồng cây lương thực sang trồng những cây có thể chiết xuất được hydrocarbon.
Chính việc làm này đang vấp phải những ý kiến phản đối. Người ta cho rằng làm như vậy là “không nhân đạo” – khi vẫn còn rất nhiều người trên thế giới đang chết đói mà lại chuyển từ cây lương thực sang cây “nhiên liệu”.
Trong khi đó, vấn đề sản xuất nhiên liệu từ phế phẩm nông nghiệp vẫn còn một chặng đường dài để có thể trở thành nguồn nhiên liệu đủ sức thay thế được xăng, dầu.
Vì chưa có bất kỳ một loại nhiên liệu nào đủ sức thay thế được xăng, dầu nên việc kết hợp giữa động cơ đốt trong và hệ thống pin (động cơ hybrid) vẫn chưa phải là một một giải pháp tối ưu cho môi trường.
Mặc dù xe hybrid đang được các hãng đẩy mạnh phát triển, chính các hãng xe và cả người tiêu dùng vẫn chỉ coi nó như là một giảip háp tạm thời để tập làm quen trước khi chuyển sang xe thuần điện.
Giả thuyết thứ ba có thể coi là một góc nhìn hoàn toàn mới về cách xử lý khí thải gây ra bởi động cơ đốt trong. Đó là sử dụng những thiết bị chuyên dụng để thu hồi các loại khí thải như CO2 hay Nox, qua đó giúp giải quyết triệt để được vấn đề gây ra bởi động cơ đốt trong.
Mặc dù khi nghe qua, nhiều người có thể cho rằng đây là một giả thuyết điên rồ và hoang tưởng, thế nhưng xét về một góc độ nào đó thì việc chúng ta đổ tiền vào nghiên cứu những thiết bị này sẽ giúp giải quyết được tận gốc vấn đề đang đề cập.
Ngoài ra, việc thu khí CO2 còn giúp tạo ra nguyên liệu để sản xuất polyme (nhựa) hoặc một vài loại hydrocarbon.
Dù cho giả thuyết nào sẽ đúng với tương lai của động cơ đốt trong đi chăng nữa thì hầu hết mọi người đều nhất trí rằng lượng khí thải CO2 cần phải được giảm thiểu một cách nhanh chóng.
Cách tốt nhất để làm điều này là đặt ra các mục tiêu, đồng thời đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hành động này đang được thực hiện ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.
Ví dụ dễ thấy nhất là mới đây thì EU đã đưa ra lệnh cấm sản xuất động cơ đốt trong từ năm 2035, hay Việt Nam cũng đã đưa ra mốc thời gian năm 2050 cho vấn đề này.
Dù vậy, không phải hành lang quy định của các chính phủ, mà quá trình phát triển khoa học - kỹ thuật mới chính là yếu tố then chốt cho vấn đề này. Lý do là bởi vì nếu khoa học phát triển đủ nhanh, thì không chỉ một mà nhiều giả thuyết mà Otoman đã đề cập ở trên sẽ trở thành hiện thực.
Khi đó, chúng ta sẽ tìm ra được những “lời giải” hay hơn rất nhiều so với việc phải phụ thuộc hoàn toàn vào xe điện.
Tóm lại, việc hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch là cần thiết và cần được đẩy mạnh. Thế nhưng, sản phẩm thay thế cho nó là gì thì vẫn sẽ còn gây ra nhiều tranh cãi.
Theo bạn, chúng ta có nên cấm hoàn toàn việc sử dụng động cơ đốt trong hay không? Giả thuyết nào nói trên là khả thi nhất? Hãy để lại bình luận nhé!
Nhiên liệu tổng hợp có nhiều lợi thế so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng để hoàn toàn thay thế được thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài.
Hầu hết các động cơ thông thường chỉ được lắp đặt một bướm ga. Tuy nhiên với hệ thống ITB, con số có thể nhiều hơn.
Aston Martin sẽ có dự án đầy tham vọng với sự gia nhập của Adrian Newey. Để thu hút những tài năng hàng đầu như Max Verstappen, đội cần thể hiện nhiều hơn.
Liam Lawson, tài năng trẻ của Red Bull, đã thay thế Daniel Ricciardo cho phần còn lại của mùa giải F1 2024. Anh là ai mà RB đặt nhiều hi vọng đến thế?
Bề mặt đường đua mới với độ bám cao và nhiệt độ mặt đường tăng là trở ngại lớn tại F1. Sự mài mòn lốp không đều tạo ra các chiến thuật sử dụng lốp khác nhau.
Gói “độ xe” lần này của Ferrari trên sân nhà có vẻ như là đã giúp họ lấy lại được phong độ để trở lại cuộc chơi.
Chỉ nặng 29 kg nhưng Quark được Koenigsegg khẳng định là động cơ có tỷ lệ momen xoắn - công suất - trọng lượng hàng đầu.
Quá trình phát triển của hộp số PDK từng bị gián đoạn do công nghệ nghèo nàn, nhưng sớm trở lại thăng hoa từ khi được trang bị trên chiếc Porsche 944 Turbo.
Động cơ thùng bằng điện mới toanh này là một minh chứng cho thấy xe điện hoàn toàn có thể đạt hiệu suất cao chẳng thua kém gì những chiếc xe chạy bằng xăng.
Công nghệ hoàn toàn mới đã được Toyota giới thiệu với hy vọng giúp khách hàng giải quyết những tình huống cần di chuyển nhiều xe mà không có đủ tài xế.
Trong 8 năm tới, toàn bộ các sản phẩm hiện tại của Bentley sẽ dần được thay thế bằng những thế hệ xe điện hoàn toàn mới.
Không chỉ là một sản phẩm đột phá về mặt công nghệ, thế hệ pin li-ion thứ 6 của BMW còn được sản xuất với ít hơn 60% lượng khí CO2 và 50% chi phí.
Làm rõ những lầm tưởng khiến Toyota Supra Mk4 được đánh giá quá cao trong giới chơi xe.