ĐĂNG NHẬP
Một nha sĩ đã thiết lập tốc độ kỷ lục khi cầm lái SSC Tuatara

Một nha sĩ đã thiết lập tốc độ kỷ lục khi cầm lái SSC Tuatara

Dù không phải là một tay đua chuyên nghiệp nhưng Larry Caplin đã lái chiếc SSC Tuatara phá kỉ lục thế giới đã được thiết lập từ năm 2017.

08 Tháng 07, 2023

Trong lần thử nghiệm gần đây nhất của SSC Tuatara, một kỷ lục về tốc độ trung bình hai chiều mà một chiếc xe thương mại có thể đạt được đã được tạo ra. Theo đó, chiếc Tuatara đã đạt vận tốc 460.4 km/h tại một chiều chạy và khi chạy theo chiều ngược lại, chiếc xe đạt 450.1 km/h.

Vậy nên, tốc độ trung bình hai chiều là 455.25 km/h. Thành tích đó đã mang lại cho Tuatara danh hiệu “chiếc xe thương mại nhanh nhất thế giới”, vượt qua tốc độ trung bình hai chiều của Koenigsegg Agera RS là 447.2 km/h đạt được vào năm 2017.

Nội thất của chiếc Tuatara. Ảnh: Hagerty

Điểm đặc biệt của lần thử nghiệm này nằm ở chỗ người cầm lái chiếc xe và lập nên kỷ lục trên lại chỉ là một nha sĩ chứ không phải là một tay đua chuyên nghiệp như nhiều người dự đoán.

Tên ông ấy là Larry Caplin, một nha sĩ, tiến sĩ, doanh nhân, nhà từ thiện đến từ Pennsylvania và cũng người đầu tiên sở hữu chiếc Tuatara. Lý do cho cuộc thử nghiệm mà SSC và Larry Caplin thực hiện là vì trước đó đã nổ ra một cuộc tranh cãi xung quanh việc chiếc Tuatara có thể vượt qua vận tốc 482.8 km/h hay không.

Ngay sau khi thực hiện bài thử nghiệm, Caplin đã được tờ báo Road & Track liên hệ qua điện thoại để tìm hiểu xem động lực nào đã khiến ông muốn đưa chiếc xe SSC Tuatara đạt một kỷ lục về tốc độ.

Tiến sĩ Caplin đã trả lời về cảm xúc của mình khi lái chiếc Tuatara ở tốc độ hơn 480 km/h rằng: “Thành thật mà nói, nó không quá căng thẳng. Tôi nghĩ rằng nhịp tim của tôi chỉ dưới 70.”

Ngoại hình của Tuatara. Ảnh: Wikipedia

Mặc dù Tiến sĩ Caplin không phải là một tay đua xe chuyên nghiệp, nhưng ông ấy hiện đang sở hữu một chiếc Ferrari FXX K Evo và một chiếc 599XX.

Cả hai chiếc Ferrari của ông đều rất đặc biệt khi chúng được chế tạo cho mục đích chạy xe ở tốc độ cao. Cho nên việc vượt qua vận tốc 321.8 km/h đã không phải là điều gì quá mới mẻ đối với Lary Caplin.

Khi đề cập về khó khăn gặp phải trong cuộc thử nghiệm, Caplin đã chia sẻ rằng thách thức lớn nhất là đường băng tại trung tâm vũ trụ Kennedy là tương đối ngắn. Với 1,750 hp truyền tới bánh sau, giai đoạn khởi động sẽ khá khó khăn. Phải mất một chút thời gian để tìm ra chính xác cách tăng hết ga và đạt tốc độ cao nhất có thể trong một quãng đường cố định.

Video quay lại quá trình thực hiện thử nghiệm. Video: Driven Plus

Trong suốt cả ngày, các kỹ sư của SSC đã thực hiện các thay đổi, thiết lập các chi tiết như khoảng sáng gầm xe, độ nghiêng và lực hướng xuống phía đuôi xe với ý kiến ​​​​đóng góp của Tiến sĩ Caplin. Nhóm thử nghiệm đã giới hạn khả năng tăng áp của động cơ trong các lần chạy.

Ban đầu SSC dự định sẽ cho chiếc Tuatara với tốc độ tối đa với chỉ một lần chạy. Kế hoạch này đã được thực hiện từ tháng 11 năm 2020 trên một đoạn đường cao tốc tại Nevada.

Tuy nhiên, sau khi tính hợp lệ của lần chạy đó bị nghi ngờ và chính SSC cũng thừa nhận đã mắc lỗi trong việc chỉnh sửa video ghi lại cuộc thử nghiệm đó thì công ty đã cam kết thực hiện một lần chạy khác.

Người sáng lập SSC, Jerod Shelby, đã quyết định lựa chọn John Bohmer Proving Ground - Đơn vị tổ chức các cuộc thử nghiệm tốc độ cao tại trung tâm vũ trụ Kennedy vì tại đây có đường băng dài 3.7 km. Quãng đường này là tương đối phù hợp để thực hiện lại bài thử nghiệm.

Ngoại hình của SSC Tuatara sau khi mở hết các cửa. Ảnh: Carscoops

Khác với ở Nevada nơi Tuatara có thể tăng dần tốc độ. Tại trung tâm vũ trụ Kennedy, Tiến sĩ Caplin phải đưa chiếc Tuatara chạy hết tốc lực trong tối đa 50 giây. Điều này có thể gây áp lực cực lớn và tích tụ nhiệt trong động cơ.

Do đó, SSC đã làm việc để cập nhật động cơ và xử lý việc mở hoàn toàn bướm ga trong thời gian dài hơn). Tiến sĩ Caplin đã yêu cầu chiếc xe phải đạt mức tăng tốc tối đa trong cấp số năm, thứ sáu và thứ bảy, nhưng các kỹ sư chỉ cho phép tăng tốc hoàn toàn ở đầu cấp số thứ 7 vì lý do an toàn.

Đó là lý do tại sao, trong video khi chiếc xe chạy về hướng Nam, bạn sẽ thấy Tuatara đạt tốc độ trên 434.5 km/h.

Dẫu đã hạ độ khó của bài thử nghiệm nhưng Tiến sĩ Caplin cũng thừa nhận đây là một nỗ lực nguy hiểm. Tuy vậy ông ấy vẫn mong muốn thực hiện nó vì lý do chính là để quảng bá quỹ từ thiện CF Charities của cá nhân ông dưới danh nghĩa tay đua đạt kỷ lục tốc độ.

Nói thêm về CF Charities thì đây là tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người thân của các quân nhân và cấp học bổng cho những người muốn theo học ngành y.

Khối động cơ được trang bị trên SSC Tuatara. Ảnh: Carbuzz

Còn với SSC, để tránh lặp lại sai lầm trước đó, hãng đã cử đại diện của Racelogic đến trung tâm vũ trụ Kennedy để xác minh dữ liệu do VBox trong xe thu thập trong quá trình chạy. Dữ liệu này đã được chia sẻ với Road & Track và chúng tôi tin rằng dữ liệu này là chính xác.

Với kỷ lục tốc độ này, Tiến sĩ Caplin nói rằng công việc phát triển Tuatara sẽ tiếp tục được tiến hành. Ông hy vọng mình vẫn sẽ là người cầm lái cho lần thử tốc độ tiếp theo tại Kennedy. Và nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, ông ấy sẽ có thể vượt qua tốc độ 482.8 km/h với chiếc Tuatara.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Góc nhìn xe
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
295
2
lando norris
238
3
charles leclerc
212
4
oscar piastri
195
5
carlos sainz
180
6
lewis hamilton
157
7
sergio pérez
137
8
george russell
127
9
fernando alonso
50
10
lance stroll
24
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.